Gia công tủ điện đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người bởi vì đây chính là một bộ phận không thể thay thế được trong những công trình dân dụng và công nghiệp như nhà máy, trạm điện, tòa nhà, sân bay và bệnh viện,... Tủ điện được coi là hệ thống đầu não giúp hệ thống điện được vận hành một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó còn có giúp cho bảo quản cũng như là nâng cao tuổi thọ cho thiết bị, và bảo vệ an toàn cho hệ thống điện lẫn cả người vận hành.
Đối với tủ điện công nghiệp ở ngoài trời thì có thể được làm bằng composite hoặc các tấm kim loại. Với độ dày và kích thước khác nhau tùy theo từng nhu cầu sử dụng. Tủ điện thường được sơn tĩnh diện trơn hoặc là nhăn với các màu sắc khác nhau trong các ứng dụng thông thường. Tùy theo yêu cầu thiết kế hoặc là từng lĩnh vực sử dụng. Riêng đối với lĩnh vực y tế hoặc thực phẩm thì vật liệu thép không gỉ (Inox) có thể được dùng để làm tủ điện vì nó có tính chống ăn mòn rất cao.
Đối với việc gia công tủ điện thì đầu tiên cần phải nói đến loại vật liệu. Tủ điện được làm từ loại tôn sơn tĩnh điện hoặc là Inox. Với kích thước chiều cao có thể lên đến 200 ÷ 2200mm, kích thước chiều rộng từ 250mm trở lên, và chiều sâu là 150 ÷ 1000mm. Bên cạnh đó, độ dày của vật liệu sẽ lần lượt là 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm và 2.0mm. Về màu sắc thì tủ sơn tĩnh điện có màu ghi sần còn đối với tủ Inox thì sẽ là màu trắng. Tùy theo vị trí lắp đặt, nhu cầu và ngân sách mà bạn có thể chọn loại phù hợp nhất.
Việc gia công tủ điện là để chứa các thiết bị như biến áp, cầu giao, bộ điều khiển, Aptomat, biến thế. Vỏ tủ điện thông thường thì được sản xuất theo dạng hình chữ nhật hai hoặc một lớp cánh và được gắn đồng hồ ở mặt trước dùng để đo các chỉ số điện năng, đèn báo, bảng điều khiển. Một số loại tủ điện phổ biến hiện nay đó là: Tủ điện ngoài trời, tủ điện trong nhà, tủ điện đặc biệt.
Tủ điện được phân loại theo kiểu vỏ tủ đó là gồm tủ dạng ghép (tủ có khung) và tủ dạng hộp. Bên cạnh đó còn có tủ điện phân loại theo vách ngăn, đó là tùy theo vách ngăn ở giữa 3 bộ phận chính đó là thanh cái (B), thiết bị cắt (I) và đầu dây ra (O) mà có tới 4 dạng khác nhau. Ở dạng 1 là không có vách ngăn giữa 3 bộ phận O,B,I. Ở dạng 2 là có vách ngăn giữa 3 bộ phận O,B,I. Còn ở dạng 3 thì giống như dạng hai nhưng có thêm các vách ngăn ở giữa các thiết bị đóng L3,L2,L1. Cuối cùng là dạng 4 thì giống như dạng 3 và có thêm các vách ngăn giữa các đầu dây ra 03,02,01.
Việc gia công tủ điện thông thường sẽ có giá dao động từ 200 nghìn cho đến 10 triệu đồng. Giá có thể cao hay thấp phụ thuộc vào ngân sách cũng như là nhu cầu của từng khách hàng. Nếu theo tiến độ lắp ráp và sản xuất nhanh thì sẽ là khoảng từ 5 đến 7 ngày đối với các đơn hàng nhỏ dưới 50 triệu. Thời gian sẽ là từ 10 cho đến 12 ngày đối với các đơn hàng có giá trị trung bình là từ 50 cho đến 200 triệu. Đối với những đơn hàng có giá trị cao trong khoảng từ 200 triệu cho đến 1 tỷ thì thời gian hoàn thành sẽ mất khoảng 20 ngày. Đối với các đơn hàng dự án hoặc là các sản phẩm chuyên dụng thì tiến độ sẽ theo từng thời gian đặt hàng cụ thể.
Để yên tâm trong việc gia công tủ điện thì trước tiên ta cần phải tìm được một đơn vị uy tín và chất lượng trong ngành nghề gia công tủ điện này. Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cơ khí Hồng Phát chính là một sự lựa chọn tuyệt vời để bạn có thể gửi gắm công việc đó.
Bản quyền @ 2022 thuộc về Kato Sangyo Việt Nam